Làm thế nào để bảo vệ làn da trước mối đe dọa của ánh nắng mặt trời? Thoa kem chống nắng mỗi ngày sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng khác nhau. Có thể kể đến như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học, thậm chí kem chống nắng vật lý lai hóa học. Điều này khiến bạn hoang mang trong việc chọn kem chống nắng phù hợp. Theo dõi bài viết này để nhận ra sự khác biệt giữa chống nắng vật lý và hóa học nhé!
Có bao nhiêu tia ánh sáng gây hại cho làn da?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng bổ sung kiến thức về các tia ánh sáng gây hại. Từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn kem chống nắng. Đố bạn: “Có bao nhiêu tia ánh sáng gây hại cho làn da?”. Nếu câu trả lời là tia cực tím (tia UV) thôi thì chưa đủ. Cùng điểm qua thông tin của 4 tia ánh sáng gây hại cho làn da ngay sau đây:
+ Bức xạ tia UVA (Bước sóng từ 320-400 nm): Loại tia này xuất hiện suốt cả ngày từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Thậm chí vẫn tồn tại kể cả tiết trời mát mẻ hay mây mù. UVA là tia gây hại cho da ảnh hưởng đến lớp chân bì. Bức xạ UVA chiếm khoảng 95% lượng tia UV tác động vào da.
+ Bức xạ tia UVB (Bước sóng từ 320-290 nm): Tia UVB liên quan trực tiếp đến các hiện tượng cháy nắng và thay đổi màu da. Loại tia này chịu trách nhiệm sản xuất Vitamin D và chỉ xuất hiện từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Bức xạ UVB chiếm khoảng 5% bức xạ chiếu xuống trái đất. Ở vị trí càng cao thì cường độ UVB ở mức mạnh nhất.
+ HEV – High Energy Visible Light (Ánh sáng xanh): Chúng xuất hiện trong ánh nắng mặt trời và các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại, đèn huỳnh quang… HEV có bước sóng dài từ 400 – 500 nm và có năng lượng thấp hơn tia UV. Tuy nhiên, ánh sáng HEV có khả năng tác động sâu đến lớp chân bì. Có thể ví von tác hại của HEV bằng UVA và UVB gộp lại.
+ Tia IR – Infrared Radiation (Bước sóng 760-4000nm): Dù có bước sóng dài nhưng tia hồng ngoại IR nguy hại khi tác động vào hạ bì của da. Chúng tạo ra các gốc tự do và tăng cường thiệt hại do tia UV gây ra. Khiến quá trình tổng hợp collagen suy giảm dẫn đến hiện tượng da bị lão hóa, chảy xệ.
Vì thế, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày chính là nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn. FDA khuyến cáo nên sử dụng kem chống nắng có quang phổ rộng và SPF 30 trở lên. Thoa kem chống nắng mỗi ngày chính là cách đơn giản nhất để bảo vệ làn da bạn.
Sự khác biệt giữa chống nắng vật lý và hóa học
-
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý (Sunblock) là kem chống nắng với bộ lọc vô cơ. Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV bằng hình thức tán xạ ánh nắng. Ngăn cản sự xâm nhập của các tia nguy hại có cơ hội xuyên sâu vào làn da. Hình thành lớp bảo vệ mỏng nhẹ, không cho phép tia ánh sáng “tấn công”.
Thành phần Zinc Oxide và Titanium Dioxide là hai đại diện khi nhắc đến kem chống nắng vật lý. Titanium Dioxide bảo vệ làn da khỏi tia UVB nhưng với tia UVA thì không hoàn toàn. Còn thành phần Zinc Oxide giúp bảo vệ da khỏi tác động của cả tia UVA và UVB.
Sau khi thoa kem chống nắng vật lý, chúng sẽ phát huy hiệu quả bảo vệ ngay lập tức mà không cần phải đợi 10-15 phút. Kem chống nắng vật lý an toàn cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Bạn nên dành thời gian để tán đều lớp kem trên mặt, tránh để lại vệt trắng. Kết luận rằng chống nắng vật lý được đánh giá cao về khả năng bảo vệ da và bền vững dưới sự tác động của môi trường.
Ưu điểm của chống nắng vật lý:
- Công thức siêu lành tính không gây kích ứng cho da, kể cả da nhạy cảm
- Không cần thời gian chờ sau khi thoa kem
- Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB
Khuyết điểm của chống nắng vật lý:
- Sau khi thoa kem chống nắng vật lý da thường lên tông màu
- Kết cấu dạng đặc khó thẩm thấu tốt
- Dưỡng ẩm nhiều có thể gây nặng nề cho da
-
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) được điều chế từ những thành phần hóa học. Khác hoàn toàn với cơ chế tán xạ của chống nắng vật lý. Chống nắng hóa học bảo vệ da như màng lọc tia UV, hấp thụ tia cực tím. Sau đó chuyển hóa và phân hủy khả năng của chúng trước khi gây hại cho da. Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ và được đánh giá cao về khả năng bảo vệ da. Chống nắng hóa học khắc phục được nhược điểm khó tán của chống nắng vật lý. Ngoài ra, chúng còn dễ dàng kết hợp với các thành phần dưỡng da khác để nâng cao hiệu quả.
Một số thành phần chống nắng hóa học phổ biến như Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone, Helioplex, Octisalate,… Với khả năng ngăn chặn cả 2 tia UVA và tia UVB. Xét về độ bền ánh sáng thì hầu hết các thành phần đều bền trừ Avobenzone.
Kem chống nắng hóa học không lý tưởng cho da nhạy cảm. Kem chống nắng hóa học có chỉ số SPF càng cao thì càng dễ gây kích ứng. Lưu ý rằng bạn phải thoa chống nắng hóa học trước khi ra ngoài 15-20 phút để “kích hoạt” các hoạt chất chống nắng.
Ưu điểm của chống nắng hóa học:
- Kết cấu mỏng nhẹ không gây bít tắc lỗ chân lông
- Chống thấm nước tốt hơn
- Khả năng thẩm thấu vào da tốt hơn
- Phù hợp với những ai thường xuyên chơi thể thao hoặc tiết nhiều mồ hôi
- Không gây vệt trắng, không gây bóng nhờn
Khuyết điểm của chống nắng hóa học:
- Chống nắng hóa học dễ kích ứng đối với da nhạy cảm
- Kém bền vững nên thoa lại sau 1-2 tiếng
- Cảm giác khó chịu khi thoa gần vùng mắt
- Thoa trước 15-20 phút rồi mới ra ngoài được
Nên chọn chống nắng vật lý hay hóa học cho làn da?
Mỗi loại chống nắng đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt. Tùy thuộc vào loại da và tình trạng da mà đưa ra quyết định lựa chọn kem chống nắng thích hợp. Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm, dễ kích ứng thì kem chống nắng vật lý là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi các thành phần trong kem chống nắng vật lý lành tính và ít kích ứng hơn. Đối với da mụn, bạn nên sử dụng kem chống nắng có từ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Kem chống nắng hóa học thường thích hợp cho các cô nàng da dầu hoặc chọn các sản phẩm có cụm từ “No Sebum” trên bao bì.
Xem thêm: Vì sao nên dùng kem chống nắng IMAGE Skincare hàng ngày
Trên thị trường còn xuất hiện loại kem chống nắng lai vật lý và hóa học. Tức là trong bảng thành phần của kem chống nắng này có cả thành phần vật lý và cả hóa học. Bổ sung và khắc phục nhược điểm qua lại tạo nên siêu phẩm bảo vệ làn da toàn diện.
Dù chọn kem chống nắng nào thì bạn cần kết hợp che chắn da kỹ lưỡng bằng áo khoác dài tay, đội nón rộng vành và đeo kính râm. Cùng tham khảo một số loại kem chống nắng vật lý và hóa học sau đây:
(Nhấn vào tên sản phẩm để xem chi tiết)
GỢI Ý KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ
- Kem chống nắng Suzan Obagi MD Physical Defense Broad Spectrum SPF 40
- Kem chống nắng Suzan Obagi MD Physical Defense Tinted Broad Spectrum SPF 50
- Kem chống nắng Obagi Mineral Sunshield Broad Spectrum SPF 50
- Kem chống nắng IMAGE Prevention + Daily Hydrating Moisturizer SPF 30
- Kem chống nắng ZO Skin Health Broad Spectrum SPF 50
- Kem chống nắng EltaMD UV Broad Spectrum Pure SPF 47
- Kem chống nắng MartiDerm The Originals Proteos Screen SPF 50 Fluid Cream
- Kem chống nắng Mesoestetic Mesoprotech Mineral Matt SPF50
- …
GỢI Ý KEM CHỐNG NẮNG HÓA HỌC
- Kem chống nắng ZO Skin Health Smartone SPF 50
- Kem chống nắng Obagi Clinical Vitamin C Suncare SPF 30
- …
Hy vọng những thông tin của bài viết này, bạn có thể phân biệt chống nắng vật lý và hóa học. Đồng thời, “bỏ túi” thêm dòng kem chống nắng từ nhiều thương hiệu khác nhau. Nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm hoặc cần tư vấn liệu trình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé.
—————————————————–
Mọi nhu cầu hỗ trợ tư vấn & điều trị, liên hệ:
ED BEAUTY (Medical – Clinic – Spa)
Add: 460 Cao thắng, P12, Q10, HCM
Hotline: 028.7107.7668
Bác sĩ tư vấn: 0938.449.788 / 0912222.592
Website: edbeauty.vn
Fanpage: ED Skin Beauty
Bảng giá sản phẩm MURAD hàng chính hãng – Dược mỹ phẩm của Mỹ
Murad là một trong những thương hiệu Dược mỹ phẩm của Mỹ được ưa chuộng [...]
Th11
Top 4 kem chống nắng siêu mịn và chuẩn dược, vừa dưỡng vừa bảo vệ
Kem chống nắng là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng [...]
Th11
Phân biệt chất kem và tinh chất Serum bị oxy hóa
Bạn đang sở hữu một lọ serum dưỡng da đắt tiền, nhưng bỗng dưng nhận [...]
Th11
TB: Thay đổi thông tin trên bao bì sản phẩm Fusion Meso và Ekseption
Kính gửi Quý khách hàng, ED Beauty xin trân trọng thông báo về việc thay [...]
Th11